0

Rối loạn nhân cách phụ thuộc là gì? | Safe and Sound

Rối loạn nhân cách phụ thuộc được chuyên gia tâm lý xếp vào rối loạn nhân cách nhóm C (lo âu/sợ hãi) bởi đặc trưng sự hoảng loạn, lo lắng khi phải ở một mình. Người mắc chứng bệnh này lệ thuộc quá mức vào người khác và luôn có nhu cầu được quan tâm, chăm sóc.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn nhân cách phụ thuộc

Theo chuyên gia tâm lý, rối loạn nhân cách phụ thuộc (Dependent Personality Disorder - DPD) là một trong các rối loạn sức khỏe tâm thần mà bệnh nhân lo lắng, hoảng sợ khi phải ở một mình, luôn muốn dựa dẫm, tìm đến sự giúp đỡ của những người xung quanh để đưa ra quyết định và hành động.

Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ, quan tâm từ những người xung quanh. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý khuyến cáo, đối với những người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc, họ sẽ không có khả năng ở một mình, họ luôn cảm thấy bất an và muốn xung quanh có sự hiện diện, giúp đỡ của ai đó. Theo chuyên gia tâm lý, lâu dần, các hoạt động sống, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của người bệnh đều sẽ phụ thuộc vào những người xung quanh.

Ảnh 1: Rối loạn nhân cách phụ thuộc được đặc trưng bởi sự hoảng loạn, lo lắng khi phải ở một mình

2. Triệu chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc

Các chuyên gia tâm lý cho biết, những người mắc chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc trở nên lệ thuộc quá nhiều vào người khác và dành nhiều nỗ lực để làm hài lòng người khác. Họ có xu hướng thể hiện hành vi thiếu thốn, thụ động, bám víu và sợ bị chia cắt.

Theo chuyên gia tâm lý, các triệu chứng của rối loạn nhân cách này bao gồm:

  • Chủ thể sợ phải ở một mình và tự lo liệu mọi việc cho mình.
  • Họ liên tục cố gắng làm hài lòng và tránh việc bất đồng với người khác, bởi họ sợ hãi việc bị chối bỏ.
  • Họ quá nhạy cảm trước sự chỉ trích và bi quan.
  • Họ thiếu sự tự tin, hoài nghi bản thân, xem nhẹ năng lực và giá trị của mình, có thể mô tả mình “ngu ngốc”.
  • Họ thể hiện các hành vi hu bám, thụ động, phục tùng và níu kéo, có thể chịu đựng việc bị lạm dụng.
  • Nếu một mối quan hệ gần gũi tan vỡ, các chuyên gia tâm lý cho biết, họ sẽ khẩn thiết tìm kiếm một mối quan hệ khác.
  • Họ thường không có khả năng bắt đầu việc bởi sợ thất bại.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách phụ thuộc

Ảnh 2: Người bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc luôn muốn dựa dẫm, phụ thuộc vào những người xung quanh

Theo chuyên gia tâm lý, người bệnh luôn mong muốn được phụ thuộc vào người khác, được sự chỉ huy của người khác, được che chở và sợ phải ở một mình, bắt đầu sớm ở người trưởng thành, biểu hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có 5 hoặc hơn các triệu chứng sau:

  1. Khó khăn khi phải ra quyết định hằng ngày nếu không có các lời khuyên và đảm bảo của người khác.
  2. Cần người khác chỉ đạo trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của bệnh nhân.
  3. Khó biểu hiện sự phản đối với người khác do sợ bị mất sự hỗ trợ. Lưu ý: Không bao gồm sợ bị trả thù thực sự.
  4. Khó bắt đầu tự làm một việc gì đó (do không tự tin về các phán đoán của mình hơn là không có khả năng hoặc không có năng lượng).
  5. Luôn mất rất nhiều thời gian tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, sự chỉ bảo của người tình nguyện để làm một việc gì mà bệnh nhân không thích.
  6. Cảm thấy khó chịu và không được giúp đỡ khi ở một mình vì họ sợ không ai có thể chăm sóc được họ.
  7. Nhanh chóng tìm kiếm người khác để chăm sóc và hỗ trợ họ khi mối quan hệ với người thân cũ đã kết thúc.
  8. Luôn bận tâm một cách vô lý về việc sợ phải tự chăm sóc bản thân mình.
: Rối loạn nhân cách phụ thuộc là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound